Tâm lý người Bất lực tập nhiễm

Cơ chế

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cách giải thích hay quy kết đóng một vai trò trong xác định cách con người ta bị ảnh hưởng bởi bất lực tập nhiễm[7]. Quan điểm này cho rằng phong cách giải thích đặc trưng của một người về các sự kiện giúp xác định người này có hay không có hình thành bất lực tập nhiễm. Người nào có phong cách giải thích bi quan sẽ dễ bị bất lực tập nhiễm hơn. Những người có kiểu giải thích này có xu hướng quy kết những thứ tiêu cực là lúc nào cũng khó tránh và khó trốn khỏi được, từ đó có xu hướng tự gánh trách nhiệm về những sự kiện tiêu cực đó. Khi tin rằng những kết quả mà ta kỳ vọng không thể đạt được, hay những kết quả mà họ không kỳ vọng sẽ xảy ra, thì sẽ không có một tia hy vọng nào cho việc có thể thay đổi được vấn đề hay thử thách hiện tại[8]. Nhiều nghiên cứu tương tự cũng phát hiện thấy nhận thức về quyền kiểm soát của một người đều có liên quan đến khả năng họ từ bỏ hành vi xấu.

Những người xem sự việc là không thể kiểm soát được thì có thể bộc lộ một loạt triệu chứng đe dọa đến sức khỏe tâm thần của họ, dễ bị stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc và thụ động trong cuộc sống[9] In 2011, an animal study[10]. Họ ít có khả năng thay đổi những thói quen kém lành mạnh vì họ cảm thấy mọi thứ đều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ[11][12][13]. Lối suy nghĩ này có một tác động tâm lý mạnh mẽ và đôi lúc vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người đó thậm chí rất lâu sau khi họ đã ngừng trải nghiệm về hành vi tiêu cực ban đầu. Những người đã từng bị trầm cảm trong quá khứ có nhiều khả năng chấp nhận chứng trầm cảm trong tương lai và do đó ít có khả năng cố gắng thay đổi hơn. Điều này cũng đúng đối với những người sống trong cảnh bạo lực gia đình. Những người không thể thoát khỏi cảnh bạo lực dưới mái nhà của họ thì có nhiều khả năng từ chối sự giúp đỡ và chấp nhận bạo lực trong tương lai là điều không thể tránh khỏi ngay cả khi họ được đưa cho những lựa chọn thực tế để tránh tình trạng bạo lực trong tương lai.

Các nhà tâm lý học cũng phát hiện thấy ngay cả khi đối tượng được cho biết rằng họ sẽ chẳng làm gì được về tình trạng này, thì nhiều khả năng là sẽ không cố gắng hoặc cố gắng ít hơn những người không được cho lời khuyên này. Cơ chế tâm lý con người khi rơi vào một tình huống mà bản thân cảm thấy mất kiểm soát, sẽ có ba điều bị ảnh hưởng, đó là động lực (motivation), sự nhận thức (cognition) và cảm xúc (emotion). Sự ảnh hưởng lên nhận thức khiến họ tin rằng mình không thể kiểm soát tình huống đang diễn ra. Sự ảnh hưởng lên động lực khiến họ nhận thấy ta chưa có các phương pháp thích hợp để vượt qua tình huống này, để cuối cùng, sự ảnh hưởng lên cảm xúc khiến họ cảm thấy suy sụp, thất vọng vì sự mất kiểm soát với tình huống.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bất lực tập nhiễm không phải lúc nào cũng xuất hiện, ở tất cả các bối cảnh và tình huống, ví dụ thường gặp là việc một đứa trẻ làm bài thi và bài tập môn toán kém sẽ dần cảm thấy mình không thể tác động gì lên kết quả môn toán, sau này cứ mỗi lần đối mặt với một bài tập hay bài thi toán nào có thể sẽ trải nghiệm hiện tượng bất lực tập nhiễm[14][15]. Một học sinh bị bất lực tập nhiễm với môn Toán không phải lúc nào cũng trải nghiệm tình trạng bất lực tương tự khi phải đối mặt với một bài tập tính toán trong thực tế. Trong một số trường hợp khác, con người ta có thể trải nhiệm bất lực tập nhiễm khá chung chung cho rất nhiều các tình huống khác nhau. Loại vấn đề này có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố, ví dụ như khuynh hướng khái quát hoá quá mức dựa triên những trải nghiệm cũ[9][16][17], một người cứ thi trượt bằng lái xe nhiều lần có thể sẽ tự cho rằng tôi không có khả năng lái xe, nên họ không buồn học cách đỗ xe cho chuẩn, kết quả là họ sẽ không thể vượt qua kì thi trong bất kì những lần tiếp theo nào nữa.

Tác động

Bất lực tập nhiễm cũng có mối liên hệ với một số rối loạn tâm lý khác. Trầm cảm, lo âu, ám ảnh sợ, nhút nhát và cô đơn có liên quan và có thể trở nên trầm trọng hơn bởi bất lực tập nhiễm. Một người phụ nữ hay rụt rè trong các tình huống tương tác xã hội về sau sẽ bắt đầu cảm thấy mình chẳng thể làm gì để vượt qua những triệu chứng này, cảm giác này không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp và có thể khiến cô này ngừng tham gia vào các hoạt động tương tác xã hội, từ đây sự nhút nhát rụt rè ngày càng nặng thêm. Nếu liên tục thất bại trong chuyện giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập luyện thì họ sẽ bắt đầu tin rằng mình không bao giờ giảm cân được, bất kể có làm gì đi nữa[18][19]. Bất lực tập nhiễm có thể có tác động lớn lao lên sức khỏe tinh thần. Những người gặp bất lực tập nhiễm cũng có thể trải nghiệm những triệu chứng trầm cảm, các mức độ căng thẳng gia tăng, và giảm bớt động lực chăm sóc sức khỏe thể chất[18][19].

Những người đang mắc phải các bệnh mãn tính có nhiều khả năng phát triển cảm giác bất lực, do họ không có thể hành động để cải thiện tình trạng sức khỏe của họ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy càng chứng kiến nhiều thất bại của bản thân hoặc của người khác thì càng ít có khả năng cố gắng thay đổi, ngay cả khi hoàn cảnh đã thay đổi đáng kể. Nó cũng sẽ tăng nguy xuất hiện các triệu chứng sức khỏe tiêu cực, giảm hệ miễn dịch, cũng như cảm xúc tiêu cực về một căn bệnh nào đó. Có thể khiến trở nên cầu toàn một cách không phù hợp, kém hài lòng trong công việc khiến muốn nghỉ việc[18][20], cảm thấy kiệt sức về mặt thể chất hay cảm xúc, và hoài nghi người khác. Làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, nhút nhát và cô đơn, nhất là đối với những người đã chịu đựng một nỗi đau nào đó[21]

Khắc phục

Sự bất lực tập nhiễm là một trạng thái tâm trí nguy hiểm đối, nó có thể gây hại đến sức khỏe tâm thần, cảm xúc và khả năng tự chăm sóc bản thân. Nhưng bất cứ ai cũng có thể phá bỏ thói quen “Tôi-đầu hàng”, phát triển một lối giải thích tích cực hơn để giải thích bất kỳ hành vi nào, và trải nghiệm những lợi ích của một quan điểm tích cực hơn về cuộc sống. Sự lạc quan tập nhiễm có thể giúp tránh căng thẳng, xây dựng thói quen tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và cuối cùng làm bạn hạnh phúc hơn. Để khắc phục thì có thể thực hiện nhận thức bằng việc Thay đổi khả năng xảy ra của các kết quả. Thay đổi môi trường bằng cách tăng khả năng xảy ra của những sự kiện mong muốn và giảm khả năng xảy ra của các sự kiện không mong muốn. Một bằng chứng cho thấy việc chạy bánh xe vòng quay đã ngăn chặn các hành vi bất lực đã học ở chuột.

Nên giảm sự khao khát, kỳ vọng vào kết quả của sự việc nào đó, bằng cách giảm suy nghĩ tiêu cực về kết quả được tạo ra mà mình không thể kiểm soát được, hay giảm sự kỳ vọng với những thứ viễn vông, khó xảy ra. Thay đổi kỳ vọng của bản thân mình từ không thể kiểm soát sang kiểm soát được nhất là khi kết quả trông có vẻ như sẽ đạt được. Nói một cách khác, hãy giúp những người bất lực nhận ra rằng những việc mà họ nghĩ là họ không làm được, thật ra là nằm trong tầm với của họ[22]. Liệu pháp nhận thức bằng thay đổi những lời giải thích không thực tế cho sự thất bại, bằng cách nhìn đến các yếu tố hoàn cảnh bên cạnh các yếu tố cá nhân (yếu tố hoàn cảnh/bên ngoài có thể là những yếu tố không phải do lỗi sai xuất phát từ cá nhân)[23]. Thay đổi những lời giải thích không thực tế cho sự thành công, bằng cách nhìn đến các yếu tố cá nhân bên cạnh các yếu tố hoàn cảnh (yếu tố cá nhân/bên trong có thể là những yếu tố di truyền; sự bất lực mãn tính hay toàn cầu).